Một số hư hỏng trên hệ thống thủy lực

Ngày đăng: 04/01/2022

Một số hư hỏng trên hệ thống thủy lực

Xâm thực

Hiện tượng xâm thực xảy ra khi áp suất của đường vào bơm nhỏ hơn áp suất khí quyển. Lúc đó sẽ xuất hiện các bong bóng khí xuất hiện trong dầu thủy lực di chuyển và to dần trong đường vào của bơm. Các bong bóng khí này, thường bám thành từng đám vào bề mặt kim loại, sẽ bị nén cho đến khi nổ tung ra đột ngột khi đi ra đến cửa ra của bơm (phía áp suất cao). Hiện tượng này sẽ tạo ra một luoogns sóng xung truyền qua dầu thủy lực làm cho các bề mặt kim loại bị vỡ, bong thành các mảnh kim loại nhỏ làm hư hỏng các bề mặt tiếp xúc, làm kín và đồng thời các mảnh kim loại nhỏ đi theo dầu thủy lực đến tiếp tục phá hỏng các cơ cấu làm việc khác.

Sự xâm thực thường gây ra:
- Tắc lọc dầu.
- Hạn chế dòng chảy của đường hút (do các đám bong bóng khí tụ lại). Điều này càng làm tăng tốc độ xâm thực.
- Tăng tốc độ mài mòn các chi tiết kim loại hơn rất nhiều lần so với thông thường. Đây cũng chính là tác động mạnh nhất của sự xâm thực.
- Bơm kêu to, rung động mạnh.

Lưu ý là sự xâm thực không chỉ có ở bơm thủy lực mà còn xuất hiện ở bất cứ nơi nào khi lượng dầu cấp không bằng lượng dầu cần thiết, phần lớn trong các trường hợp:
- Bơm thủy lực khi bị thiếu dầu cấp.
- Xy lanh thủy lực hoặc motor chuyển động nhanh khi bị kéo dưới tác động của tải. (ví dụ
motor thủy lực nâng hàng của cần cẩu khi ở chệ độ hạ hàng)
- Qua một số chi tiết làm kín (gioăng/phớt) khi các chi tiết chuyển động với tốc độ cao gây ra áp suất âm.
Cách nhận biết rõ nhất hiện tượng xâm thực là khi bơm/motor quay có tiếng kêu to (như
tiếng đá lạo xạo) và rung động.
Để ngăn ngừa và chống lại hiện tượng xâm thực, người ta thường sử dụng các cách như
sau:
- Tăng áp suất đường vào của bơm bằng một bơm nhồi hoặc tăng áp suất mặt thong chất lỏng trong thùng dầu.
- Sử dụng các valve một chiều chống xâm thực trong các cơ cấu motor hoặc xy lanh thủy lực.
- Giảm độ nhớt hoặc tăng nhiệt độ của dầu thủy lực.
- Làm kín hoặc tăng đường kính đường ống hút của bơm dầu thủy lực.

Nhiệt độ

Hệ thống thủy lực làm việc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng theo thời gian. Bao gồm các triệu chứng sau.

Dầu thủy lực bị loãng:  Nhiệt có thể làm loãng dầu thủy lực, ngăn cản sự bôi trơn và làm cho chất lỏng dễ bị rò rỉ hơn.

  • Quá trình oxy hóa:  Nhiệt độ quá cao có thể khiến dầu thủy lực bị oxy hóa và đặc lại. Sự đặc lại của dầu thủy lực có thể gây ra các chất tích tụ trong hệ thống làm hạn chế dòng chảy, và cũng có thể làm giảm khả năng tản nhiệt của hệ thống.
  • Dầu thủy lực bị đặc:  Nhiệt độ thấp làm tăng độ nhớt của dầu thủy lực, khiến dầu khó đến bơm hơn. Đặt hệ thống làm việc trước khi dầu đạt  70 độ hoặc hơn  có thể làm hỏng hệ thống do xâm thực.

Các hư hỏng thường gặp trên hệ thống thủy lực và cách khắc phục

Hiện tượng dầu thủy lực quá nóng

Nguyên nhân dầu thủy lực bị nóng: Dầu thủy lực là nguồn năng lượng đầu vào có chức năng khởi động hoạt động và giảm mức độ ma sát của máy móc. Ngoài ra, dầu thủy lực còn có tác dụng làm mát, chống mài mòn.

Nhận biết:

Để nhận biết tình trạng nhiệt độ dầu thủy lực quá cao, chúng ta có một số cách như sau:

  • Kiểm tra lại kích thước thùng chứa dầu đã đáp ứng được lượng dầu được bơm vào hay chưa. Nếu thùng chứa dầu quá nhỏ sẽ dẫn đến hiện tượng tràn dầu, làm dầu nóng lên.
  • Hiện tượng này có thể xảy ra khi lượng dầu được sử dụng không đạt tiêu chuẩn, dầu bị bẩn hoặc dính một số tạp chất khác.
  • Van dầu bị tắc và làm ảnh hưởng đến hệ thống làm mát có thể dẫn đến tình trạng dầu bị nóng lên, tràn ra ngoài. Để nhận biết, bạn có thể kiểm tra lại van và hệ thống làm mát.
  • Ngoài ra, lỗi này có thể xảy ra khi chúng ta sử dụng không chính xác thông số kĩ thuật.

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra các bộ phận của hệ thống thủy lực như van, hệ thống làm mát, bình chứa dầu…Sau khi sử dụng xong, bạn nên bỏ ra một chút thời gian để kiểm tra kĩ lưỡng lại từ đầu đến cuối. Nếu có lỗi ở đâu, lập tức khắc phục để không bị mất quá nhiều thời gian cho lần chạy tiếp theo.
  • Đối với tình trạng dầu thủy lực nóng do dầu kém hoặc không đảm bảo chất lượng. Chúng ta cần có những cách lựa chọn loại dầu của các nhà cung cấp uy tín và bảo quản dầu ở điều kiện phù hợp.

Bơm phát ra tiếng ồn và rung lắc mạnh. Cách điều chỉnh bơm thủy lực

Bơm thủy lực là thiết bị dùng để hút dầu thủy lực từ bồn chứa để đẩy chúng di chuyển trong mạch thủy lực dưới áp suất cao. Van dầu thủy lực tạo ra lực hút lớn tác dụng và làm biến đổi dầu thủy lực ngay ở đầu vào.

Cách nhận biết:

Với lỗi này, chúng ta có thể dễ dàng nghe thấy tiếng ồn từ bơm thủy lực, gây khó chịu cho người sử dụng.

Điều này xảy ra có thể là do đường ống hoặc bơm bị hư hỏng, bộ lọc các van đóng mở không được lau chùi thường xuyên hoặc có thể là do lượng dầu thủy lực cấp vào bị bẩn.

Cách khắc phục:

  • Đối với ống, van, bộ lọc và bơm thủy lực: Nếu nó bị bẩn thì có thể xử lý bằng cách lau chùi, cọ rửa thường xuyên. Nếu nó bị hỏng thì cần thay thế.
  • Đối với dầu thủy lực: cách chỉnh bơm thủy lực Giống như lỗi trên, chúng ta cần phải có những biện pháp để đảm bảo chất lượng dầu tốt hơn.

Van xả dầu thủy lực bị tắc

Trong hệ thống thủy lực, van xả dầu thủy lực có vai trò cung cấp, điều khiển, phân phối dòng thủy lực có áp suất. Van xả dầu thủy lực có vai trò quan trọng, là khâu không thể thiếu trong hoạt động của toàn bộ hệ thống. van thủy lực là gì

Cách nhận biết:

Van xả dầu thủy lực bị tắt có thể là do van xả được đặt quá thấp hoặc do dầu thủy lực bị bẩn khiến van xả đầu không thể hoạt động.

Cách khắc phục:

Chúng ta cần xử lý nguồn dầu được cấp vào van phải đảm bảo chất lượng, van cần được đặt đúng vị trí giúp van xả tạo được áp lực lớn tác động lên xi- lanh, bộ lọc, thiết bị bơm,…

Xi – lanh thủy lực không hoạt động

Đây là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống thủy lực. Xi lanh thủy lực có tác dụng dồn và đẩy áp suất chất lỏng trong quá trình chuyển hóa cơ năng thành thủy năng.

Cách nhận biết:

Chúng ta cần kiểm tra van phân phối thủy lực có bị trục trặc hoặc bị hỏng hóc, nếu có bất kì sự bất thường nào ở đây thì rất có thể là nguyên nhân khiến cho xi – lanh không hoạt động.

Ngoài ra, tình trạng xi – lanh không hoạt động có thể là do tình trạng quá tải làm việc khiến cho xi – lanh không tạo ra đủ áp lực cho quá trình hoạt động.

Cách khắc phục:

Thông thường chúng ta sẽ khắc phục vấn đề này bằng cách thay thế van và điều chỉnh tải trọng làm việc của xi – lanh sao cho phù hợp với tiêu chuẩn được đặt ra.

Áp suất không ổn định, không thể đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống.

Áp suất có tác dụng vận hành toàn bộ hệ thống thủy lực, tác động trực tiếp thông qua xi – lanh làm biến đổi và chuyển hóa năng lượng.

Đồng hồ áp suất thủy lực là vật dụng cần thiết để kiểm tra

Cách nhận biết:

Có một số cách nhận biết áp suất thấp và không ổn định như:

  • Xuất hiện hiện tượng bơm không kín, bị mài mòn, đường ống bị rò rỉ
  • Không khí lọt qua dầu thủy lực
  • Áp suất tác dụng lên xi – lanh không được đều làm gián đoạn quá trình truyền động.

Cách khắc phục:

Để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần kiểm tra bơm, đường ống, các thiết bị bị ăn mòn để thay thế khi cần thiết. Đặc biệt, chúng ta cần phải ngăn không khí lọt qua dầu thủy lực bằng cách siết chặt đường ống dẫn thủy lực, đảm bảo áp suất được hoạt động bình thường.

Cơ cấu chấp hành là nơi có chức năng vận hành dòng điện, áp lực, áp lực khí và chuyển hóa năng lượng.

Cơ cấu chấp hành chuyển động không đồng đều.

Cách nhận biết:

Lỗi này thường xảy ra làm cho cơ chế vận hành bị gián đoán, không đồng đều. Nguyên nhân có thể là nằm ở các van đóng mở thất thường, tốc độ bơm thấp, bộ phận thông khí bị tắc bởi các chất bẩn.

Cách khắc phục:

Kiểm tra van, bơm thủy lực thay thế nếu cần, dọn dẹp ống, bộ phận thông khí thông thoáng.

Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng bạn sẽ có thêm cho mình những kiến thức về máy thủy lực, các cách khắc phục những sự cố thường gặp trong quá trình hoạt động hệ thống thủy lực.

Những hư hỏng thường gặp trong bánh răng thủy lực

- Mòn đỉnh răng

- Xước bề mặt răng và vỏ bơm bánh răng

- Rò rỉ trong bơm bánh răng

- Bơm bánh răng bị hỏng do lắp ngược

  • Lắp ngược cụm bánh răng
  • Lắp ngược bích số 8 trong bơm bánh răng

- Quá tải khiến bơm hư hỏng

  • Quá tải do nâng hạ tải trọng quá nặng
  • Do xylanh thủy lực bị kẹt
  • Quá tải nhiệt làm bơm bánh răng bị mài mòn

- Xâm thực

- Chạy không tải